Bối cảnh Trận_chiến_đảo_Savo

Các hoạt động tại Guadalcanal

Lính thủy đánh bộ Hoa Kỳ đổ bộ vào Tulagi.

Vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, các lực lượng của quân Đồng Minh (chủ yếu là lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ) đã đổ bộ vào các đảo Guadalcanal, TulagiFlorida tại phía đông quần đảo Solomon. Việc đổ bộ cho thấy việc Nhật Bản chiếm các đảo trên làm căn cứ là nguy hiểm với quân Đồng Minh vì từ phía đông nó sẽ đe dọa đến con đường vận chuyển giữa Hoa KỳÚc. Quân Đồng Minh muốn sử dụng các đảo này làm điểm tựa để mở một chiến dịch đánh chiếm lại toàn bộ quần đảo Solomon cũng như để cô lập hay đánh chiếm căn cứ lớn Nhật Bản tại Rabaul trong khi vẫn cung cấp hỗ trợ cho quân Đồng minh trong chiến dịch New Guinea. Việc đổ bộ là một phần trong chiến dịch Guadalcanal kéo dài 6 tháng[6].

Tổng chỉ huy của lực lượng hải quân của quân Đồng Minh tại Guadalcanal và Tulagi là Phó đô đốc Frank Jack Fletcher. Ông cũng là chỉ huy của nhóm tàu sân bay để hỗ trợ trên không cho các chiến dịch trên mặt đất. Chuẩn đô đốc Hoa Kỳ Richmond K. Turner chỉ huy hạm đội đổ bộ sẽ chuyển khoảng 16.000 lính quân Đồng Minh đến Guadalcanal và Tulagi[7]. Và dưới quyền của Turner là hạm đội yểm trợ của Chuẩn đô đốc Victor Crutchley với 8 tuần dương hạm, 15 khu trục hạm và 5 tàu quét thủy lôi. Lực lượng này sẽ bảo vệ cho các tàu của Turner và yểm trợ bắn pháo khi đổ bộ vào đất liền. Crutchley chỉ huy hạm đội hầu hết là tàu của Hoa Kỳ của mình trên soái hạm của ông là chiếc tàu tuần dương hạng nặng của Úc chiếc HMAS Australia[8].

Phó đô đốc Richmond K. Turner.

Việc đổ bộ của quân Đồng minh khiến Nhật Bản bị bất ngờ. Quân Đồng minh đánh chiếm các đảo Tulagi, Gavutu và Tanambogo cùng sân bay đang được xây dựng trên Guadalcanal vào lúc hoàng hôn ngày 8 tháng 8 với trận chiến Tulagi và Gavutu–Tanambogo[9]. Trong ngày 7 và 8 tháng 8, phi đội của Nhật Bản cất cánh từ Rabaul tấn công hạm đội đổ bộ nhiều lần, đánh cháy chiếc USS George F. Elliott (nó chìm sau đó) và gây hư hại nghiêm trọng khu trục hạm USS Jarvis[10]. Trong cuộc tấn công, Nhật Bản mất 36 máy bay còn quân Đồng minh bị mất 19 máy bay trong đó có 14 tiêm kích cơ trên tàu sân bay[11].

Lo lắng vì số lượng tiêm kích bị thiệt hại sẽ ảnh hưởng đến sức phòng thủ của nhóm tàu sân bay đối với các cuộc tấn công của các phi đội Nhật Bản cũng như về mức nhiên liệu trong các tàu của mình, Fletcher đã thông báo rút lực lượng tàu sân bay chính vào đêm ngày 8 tháng 8 [12]

Một số sử gia cho rằng mức nhiên liệu không phải lý do chính yếu nhưng Fletcher đã dùng nó làm lý do chính đáng để rút ra khỏi trận chiến[13][14][15]. Nhật ký của Fletcher đã ghi rằng Fletcher đã kết luận rằng việc đổ bộ đã thành công và chẳng có mục tiêu quan trọng nào gần đó cần đến sự yểm trợ trên không. Cùng với việc mất 21 máy bay tiêm kích ông ta đã lo ngại rằng đội tàu sân bay của mình sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các máy bay ném ngư lôi của Nhật Bản và muốn tất cả tàu của mình phải được đổ đầy nhiên liệu trước khi lực lượng tàu chiến của Nhật Bản đến, ông rút lui như đã thông báo cho Turner và Vandegrift. Tuy nhiên Turner lại hiểu rằng Fletcher sẽ cho các máy bay ở lại yểm trợ cho các tàu vận chuyển đến khi mọi hàng hóa được dỡ xuống ngày 9 tháng 8[16]

Cho dù việc bốc dỡ chậm hơn so với kế hoạch, Turner quyết định rằng không có sự yểm trợ của tàu sân bay thì các tàu của ông ta phải rút ra khỏi Guadalcanal. Turner lên kế hoạch là bốc dỡ được càng nhiều hàng hóa càng tốt trong đêm và rời đi ngày hôm sau[17].

Phản ứng của Nhật Bản

Phó đô đốc Mikawa Gunichi.

Không được chuẩn bị cho các cuộc tấn công của quân Đồng minh vào Guadalcanal, Nhật Bản chỉ có thể tấn công bằng không quân và kêu gọi quân tiếp viện. Mikawa chỉ huy của một hạm đội Nhật Bản vừa được thành lập là hạm đội số Tám, đặt Sở chỉ huy tại Rabaul, đã ngay lập tức đưa 519 lính thủy đánh bộ lên hai tàu vận chuyển tiến đến Guadalcanal vào ngày 7 tháng 8. Tuy nhiên khi Nhật Bản thấy rằng lực lượng quân Đồng minh mạnh hơn báo cáo ban đầu, hai tàu vận chuyển này đã được lệnh quay trở về[18][19][20].

Mikawa đã ra lệnh tập hợp tất cả các tàu chiến trong khu vực để tấn công hạm đội Đồng minh. Tại Rabaul có chiếc tuần dương hạm hạng nặng Chōkai (là soái hạm của Mikawa), tuần dương hạm hạng nhẹ TenryūYūbari cùng khu trục hạm Yūnagi. Trên đường tiến đến từ Kavieng là 4 tuần dương hạm hạng nặng trong lực lượng tàu tuần dương của sư đoàn 6 dưới sự chỉ huy của Chuẩn đô đốc Goto Aritomo gồm: Aoba, Furutaka, KakoKinusaga[21][22]

Lực lượng hải quân Nhật Bản có kinh nghiệm và được huấn luyện rất tốt với chiến thuật tác chiến trong đêm đã khiến cho quân Đồng minh bị bất ngờ[23][24] Mikawa hy vọng có thể bắt gặp và đối đầu với hạm đội Đồng minh ngoài khơi Guadalcanal và Tulagi trong đêm 8 hay ngày 9 tháng 8 thời điểm mà ông có thể sử dụng chiến thuật tác chiến trong đêm cũng là lúc mà lực lượng phi đội của các tàu sân bay của Đồng minh không thể hoạt động hiệu quả. Các tàu chiến của Mikawa tập hợp tại vùng biển gần Cape St. George vào đêm 7 tháng 8 và sau đó tiến về hướng Đông Đông Nam[25][26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_chiến_đảo_Savo http://www.historyanimated.com/SavoIslandPage.html http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.microworks.net/pacific/battles/savo_isl... http://www.microworks.net/pacific/library/shank_in... http://www.ibiblio.org/hyperwar/PTO/Hell/NWC-Savo.... http://www.ibiblio.org/hyperwar/USN/USN-CN-Savo/in... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... https://archive.org/details/battlehistoryofi0000du... https://archive.org/details/derailingtokyoex00coom https://web.archive.org/web/20060503184214/http://...